Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Khởi nghiệp - câu chuyện đào tạo nhân sự kế cận

"Mình dốc sức đào tạo em nó, chỉ cho biết hết rồi em nó nghỉ đi làm công ty khác, lương gấp đôi những bạn cùng trang lứa"
Điều chia sẻ trên mình nghe không ít từ những người khởi nghiệp khi trò chuyện về câu chuyện nhân sự công ty. Một câu chuyện muôn thuở về tuyển dụng và quản lý nhân sự của công ty khởi nghiệp.

Dẫn một câu chuyện dễ hiểu là thế này. Sau khi khởi nghiệp được một thời gian, để đảm bảo đội ngũ kế cận tiếp tục phát triển sản phẩm, một công ty về công nghệ thường phân vân giữa một trong hai giải pháp: Tuyển người có trình độ cao và tuyển thực tập sinh vào đào tạo để trở thành lớp kế cận. 
Tuyển người có trình độ cao và có kinh nghiệm nhiều thường khó tìm và vướng hai bài toán quan trọng là lương bổng và quản lý. Vì vậy, rất nhiều công ty khởi nghiệp chọn giải pháp là tuyển người mới ra trường hay đang thực tập,đào tạo và trở thành nhân sự công ty. 


Tuy nhiên, với phương án thứ 2, họ cũng gặp một vấn đề như đã nêu ở tâm sự trên. Vậy đâu là cách giải quyết?

Nhân sự mới và công ty là hai thực thể cùng phát triển và đang đồng điệu
Trước hết, bạn là một trong những Founders công ty, là những người sở hữu công ty; bạn luôn nghĩ công ty là đứa con tinh thần, là ngôi nhà, là chỗ để bạn toàn tâm, toàn ý. 
Công ty không hẳng đã sinh lời, đơn giản nó là lý tưởng của bạn, bạn thương nó hơn là việc nó kiếm ra nhiều tiền. 
Tuy nhiên, sai lầm thường mắc phải là bạn muốn nhân sự mới của bạn cũng như bạn đối với công ty. Thật sự điều đó vô cùng khó. Ngay cả việc bạn có chính sách chia cổ phần cho họ, điều đó cũng không đồng nghĩa với việc giống như bạn, họ chưa chắc là có lý tưởng như bạn.
Vì vậy, việc đầu tiên phải nhìn nhận thực sự rằng nhân sự mới và "đứa con của bạn" là hai thực thể độc lập và cùng phát triển và của hai cùng "ngang tầm" của nhau. Bất kết một trong hai có sự phát triển nhanh hơn, đều rất dễ dẫn tới sự "chia tay"
Bạn có nghĩ rằng khi công ty đang phát triển quá nhanh, nhưng trình độ của nhân viên ấy không đủ đáp ứng, bạn có tuyển thêm, sa thải hay vẫn giữ vị trí cho nhân viên đó như bây giờ?
Và tất nhiên, khi nhân viên ấy cố gắng, phát triển nhanh; công ty của bạn ở không còn chỗ để bạn ấy phát triển, như chiếc áo ngày một chật hơn; tất nhiên bạn ấy cũng ra đi là lẽ thường tình.
Chốt lại vấn đề, hãy suy nghĩ về giữ cho sự đồng điệu ấy càng lâu càng tốt. 

Sự hợp tác là cùng có lợi và thỏa mãn nhu cầu cho nhau
Suy nghĩ về cùng phát triển và đồng điệu, bạn hiểu rõ và cân bằng điều đó khi tuyển một người nhân viên mới về công ty. Hai khía cạnh quan trọng trong nhu cầu ấy, tất nhiên là thu nhập và phát triển trình độ.
Trong chia sẻ này, tôi không phân tích sâu về chọn người có kỹ thuật cao, giỏi hay không. Tôi giả sử rằng bạn đã nhắm được một số người hợp lý để vào vị trí đang cần của công ty. Bắt đầu từ đây, bạn hãy suy nghĩ tập trung vào hai vấn đề thu nhập và phát triển trình độ.
Về vấn đề thu nhập, bạn hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của người bạn định tuyển, hoàn cảnh và nhu cầu tài chính cá nhân; tìm được một người tập trung vào vấn đề phát triển và học hỏi; nhu cầu tài chính dừng ở mức đủ. Đây là bước sàn lọc thứ nhất, đảm bảo ít nhất là nhân sự bạn ổn định cao nhất có thể trong giai đoạn tập trung cao độ và khả năng dự phòng rất thấp. Những người này, cũng thường không lấy sự so sánh về lương bổng ra để so sánh các công ty, đảm bảo ổn định cho bạn trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó để công ty bạn phát triển và có chính sách phù hợp nâng cấp cho người đó. 

Về vấn đề phát triển trình độ, có lẽ là một trong những vấn đề bạn phải lưu tâm nhiều nhất. Và nó cũng là bước đầu giữ nhân viên của bạn và là động lực để họ dốc sức vào công ty. Với kinh nghiệm của tôi, lưu ý một điều, bạn là một công ty khởi nghiệp, bạn có mục tiêu và bạn tìm kiếm nhận sự để thực hiện hóa mục tiêu ấy. Vì vậy, bước đầu tiên, cho cho người ấy một lộ trình cơ bản và việc cụ thể cần tập trung để họ phát triển. Trainning những điều cần thiết và mô tả, hỗ trợ để bạn đó nhanh chóng bắt nhịp vào guồng máy đang có. 
Hãy nhớ, luôn có điều gì đó để nhân sự ấy học tập và trải nghiệm. Trải nghiệm thật sự!

Của cho không bằng cách cho

Một sai lầm thường mắc phải của các công ty khởi nghiệp là ở chỗ trainning nhân sự mới. Đúng bản chất một startup, rất nóng lòng đẩy người mới vào việc, và họ toàn lực trainning cho nhân sự mới. Nhưng sau đó có cái kết đắng! Nghỉ việc!
Tại sao lại như vậy? Rõ ràng, công ty bạn không đồng điệu với nhân sự ấy nữa rồi? Họ đã hay ít nhất nghĩ rằng họ đã ở một tầm cao mới, vào công ty không còn chỗ để họ ở và học hỏi.
Do đó, bạn luôn phải tâm niệm rằng "của cho, không bằng cách cho". Đừng nghĩ rằng họ sẽ mang ơn bạn mà phục vụ cho công ty bạn, thật sự thì phép màu ấy chỉ trong một khoản thời gian rất ngắn.
Hãy lưu ý rằng, còn một thứ bạn còn cho họ nữa, Trải nghiệm! Hãy phân bố và có lộ trình cụ thể, hướng tới việc nhân sự dần dần trải nghiệm qua và thấu hiểu được những kinh nghiệm bạn chia sẻ, hướng dẫn từ đâu mà có. Họ sẽ hiểu giá trị thật sự của điều đó. Đó cũng chính là cách để họ hiểu thật sự công việc của họ đang làm. Điều đó tốt cho cả bạn, thời gian của bạn cũng chính là chi phí!

Tỉnh táo chọn người, minh bạch và rõ ràng - thà không có còn hơn thêm một gánh nặng
Một điều tâm đắc nữa, cho tới bây giờ bạn vẫn sống mà, phát triển có thể chậm lại chứ tuyển sai một người, thì phá hết cả công ty. Vì một nhân sự của công ty khởi nghiệp đóng một vị trí vô cùng quan trọng.  Do đó, thà không có, còn hơn là gánh nặng của bạn và công ty.
                                                                               
                                                                                               HCM, 24/7/2018
                                                                       Ngô Cự Mạnh - Sáng lập vào điều hành Giao Thoa Tech
*Bài viết mang quan điểm cái nhân

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Làm ở công ty khởi nghiệp - hãy luôn nhớ điều này

CÔ ĐƠN KHI KHỞI NGHIỆP
Người làm khởi nghiệp thường gặp phải sự cô đơn trên hành trình nhiều thách thức, gian truân và đầy thú vị.

Cô đơn đã có ở ngay trong việc lựa chọn, bởi xã hội có quan niệm phổ biến là tìm một công việc ổn định nên chọn khởi nghiệp là đã khác so với số đông. Cô đơn bởi người khởi nghiệp thường không nhận được sự ủng hộ từ chính gia đình, bạn bè và hay bị xem là “điên” vì làm những điều không giống ai, những điều mà chưa ai làm. Cô đơn bởi trên hành trình khởi nghiệp nhiều lần cộng sự và nhân sự không thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn của những người sáng lập. Cô đơn vì những mâu thuẫn nội bộ ngay chính trong những nhà sáng lập mà không giải quyết được ổn thỏa. Và vô vàng nỗi cô đơn khác. Do đó, ai không chịu được sự cô đơn và vượt qua sự cô đơn hãy đừng thử sức với con đường này, bởi khởi nghiệp sẽ khiến bạn trở nên cô đơn vô cùng và có thể gây stress nặng nề.
Còn nhớ lần đầu tiên tôi khởi nghiệp thì bạn bè, gia đình đã hết lời can ngăn, bởi có sự khác nhau rất rõ ràng giữa công việc tôi đang làm có mức thu nhập, cơ hội thăng tiến rõ ràng khi làm cho một công ty danh tiếng và một thứ mơ hồ mà tôi chọn làm khởi nghiệp. Tôi gần như là tránh chia sẻ công việc khởi nghiệp với những người gần gũi nhất, tôi âm thầm và lặng lẽ tập trung làm việc, bởi tôi biết chính “sự yêu thương nhưng không đúng cách” từ người thân, bạn bè mà có nhiều điều tư duy tiêu cực và có thể khiến nhuệ khí bị giảm sút. Tôi toàn tâm toàn ý với sản phẩm/dịch vụ của công ty khởi nghiệp lần đầu tiên nhưng tôi đã thất bại, nguyên nhân lớn nhất là do chính nội bộ những người sáng lập khi lúc khó khăn có thể đồng cam cộng khổ nhưng khi có chút thành quả thì chia rẽ, vì lợi ích cá nhân. Và chẳng có nỗi cô đơn nào lớn hơn khi những anh em cùng khởi nghiệp “trở mặt nhau, đấu đá nhau”, đau đớn và cô đơn lắm. Và tôi đã chọn giải pháp rút lui khi mà những giá trị cơ bản đã bị phá vỡ, “gà cùng một mẹ lại đá nhau” chứ không phải là “khôn ngoan đá đáp người ngoài”. Khi thất bại bạn sẽ càng cảm thấy nỗi cô đơn lớn lắm, khi ấy nhiều người sẽ không còn tin bạn nữa kể cả khinh khi bạn đấy. Và văn hóa của Việt Nam lại xem thường sự thất bại và những người thất bại, bạn khởi nghiệp thất bại hoặc là bạn gục ngã hoặc là bạn cần tìm ra cho mình một động lực mạnh mẽ để tiếp tục đứng lên và làm lại.
Tôi tiếp tục khởi nghiệp lần hai, rồi lần ba, đến lần thứ tư, cả bốn lần đều đi đến kết cục phá sản. Có nhiều lúc nguồn ngân quỹ công ty thiếu trầm trọng và bao nhiêu chi phí cần chi trả như tiền thuê văn phòng, tiền lương, trả nhà cung cấp… thì người sáng lập công ty khởi nghiệp phải “cắt máu” tức dùng tiền riêng, tiền vay mượn để chi trả. Người sáng lập có thể ăn mì gói hàng tuần liền nhưng nhất định không để chậm trễ tiền lương nhân sự dù là một ngày, những lúc như vậy bạn phải “nuốt sự cô đơn” trong im lặng, nếu bạn không muốn tình hình khó khăn càng khó khăn hơn khi nhân viên bị lay động tinh thần. Nhân viên sẽ luôn thấy người sáng lập khởi nghiệp tươi cười vui vẻ nhưng ít ai thấu hiểu trong tâm can là “mấy tháng liền doanh số quá thấp với chỉ tiêu, thu chẳng đủ bù chi mà chưa tìm ra giải pháp hiệu quả”…
Vậy đấy, bạn làm khởi nghiệp bạn sẽ cô đơn trong suốt cuộc hành trình và quan trọng là bạn cần vượt qua nó nếu muốn đi đến thành công.
Tôi lại tiếp tục khởi nghiệp lần thứ năm với công ty hiện tại, lần này mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn bởi đó là kinh nghiệm của 4 lần trước đã “khởi nghiệp ngay - sạt nghiệp luôn”. Sự cô đơn vẫn sẽ có nhưng lần này với tôi “cô đơn” chỉ là một vấn đề nhỏ chứ không còn đau đớn như những lần trước, tôi có phương pháp để vượt qua như bao nhiêu vấn đề cần giải quyết vậy, đó là:
- Cần phải hiểu chính mình, tôi thường đặt câu hỏi cho nội tâm như mục đích sống của tôi là gì, ý nghĩa của công việc khởi nghiệp này là gì, tại sao khởi nghiệp ở lĩnh vực này…
- Khi hiểu được chính mình thì tôi sẽ là người tự động viên, tự tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho bản thân với mỗi khó khăn, mỗi sự cô đơn.
- Tôi cố gắng tìm kiếm những người cùng hệ giá trị để cộng tác làm đồng sáng lập, để trở thành nhân sự của công ty.
- Tôi luôn suy nghĩ cách cho đi ngày càng nhiều hơn, tạo giá trị đến cộng đồng ngày càng lớn hơn. Khi bạn cho đi thật lòng bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui trong cuộc sống, đó là liều thuốc hiệu quả để chữa chứng “cô đơn” đấy.
- Tôi kết nối và tham dự vào các tổ chức, hiệp hội tử tế, tương đồng với giá trị sống, tôi hết lòng phụng sự tổ chức. Và chính nơi đây, tôi được học hỏi và chia sẻ từ những người khởi nghiệp, người làm kinh doanh chân chính, điều đó giúp tất cả vượt qua sự cô đơn trên con đường kinh doanh.
- Và tôi xem “cô đơn” là trải nghiệm trên suốt hành trình như bao việc khác vậy.
- .v.v...
Thế đấy, làm khởi nghiệp là lựa chọn phiêu lưu, đầy mạo hiểm cũng như vô cùng cô đơn. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận nó!?

Nguồn: Facebook Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
- - - - - - - - - - - -

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

So sánh mô hình kinh doanh UBER và AIRBNB

Nhìn ra mô hình kinh doanh cho phù hợp tốt nhất với mô hình kinh doanh của bạn

Uber là cho taxi và Airbnb là cho chỗ ở.
Đây là hai công ty hiện tại là loại xu hướng kinh doanh mà nhà đầu tư đang rất quan tâm.
Những công ty truyền thống hàng đầu luôn tự hỏi tại sao những người tiên phong trong lại có giá trị cao như vậy - Họ có tạo ra nhiều lợi nhuận? Họ có tăng trưởng nhanh không? Họ có lợi nhuận trên tài sản cao hơn không? và có chi phí biên thấp hơn không?
Câu trả lời của chúng tôi là Có - tất cả những yếu tố trên.
Cả mô hình kinh doanh Uber và Airbnb đều gây khó hiểu trong hệ sinh thái của họ với việc không có sở hữu những điều kiện cơ bản tài nguyên cần nhất: Uber, công ty có mạng lới dịch vụ taxi lớn nhất nhưng lại không sở hữu một chiếc taxi nào và Airbnb, chuỗi nhà ở lớn nhất lại không sở hữu một cái nhà, lâu đài, nông trại hay tiện nghi của riêng minh.
Đây được gọi là kinh doanh thông minh - không có bất kì cái nào kiếm tiền giống như cái này.
Dành cho những giáo dân (laymen) mới vào nghề và đang quay phim để tạo ra ngôi sao cho công ty khởi nghiệp của họ bằng việc làm lễ truy điệu cho mô hình On-demand Service (dịch vụ theo yêu cầu) của Uber và Airbnb có kiến thức về những điều cơ bản sự khác biệt giữa hai bô hình:
Mô hình On-demand service (Dịch vụ theo yêu cầu) (tham khảo)
Mô hình kinh doanh cho thuê (~ Rental Business model)

Dưới đây là những tiêu chí đánh giá giữa hai mô hình này:













Nguồn: Medium

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Quy luật 20/20/20 cho thị trường

Quy luật 20/20/20 cho thị trường

Image result for Marketplaces




Đây là một bài viết hay về nguyên lý để đánh giá thị trường có chấp nhận sản phẩm của bạn hay không, do Tianxiang Zhuo General Partner, Fika Ventures. Previously: GP @ Karlin Ventures, McKinsey & Co, Tech Entrepreneur, Stanford MBA. chia sẻ.

Như hai khía cạnh chính của thị trường mà tôi đầu tư, tôi dành nhiều thời gian để nghĩ về cái gì là nền tảng của một sản phẩm có mô hình kinh doanh tốt. Tôi đi đến một quy luật rất đơn giản - quy luật 20/20/20. Hi vọng rằng, quy luật này sẽ giúp những người khởi sự kinh doanh và các nhà đầu tư có công cụ để họ nhìn thấy được cách xây dựng doanh nghiệp của họ thành công.
Cách nhanh nhất để minh hoạt quy luật này là sử dụng một công ty thực tế để làm ví dụ. Nhiều người sẽ nói rất dễ để lấy một công ty lớn mạnh để ví dụ và sử dụng các quy luật này để nhìn lại, nên tôi lấy một công ty mà có thị trường đã rõ ràng (Uber) và một công ty có thị trường rất hứa hẹn là (Laurel & Wolf) làm ví dụ.


Quy luật thứ nhất: Xây dựng một sản phẩm (hoặc dịch vụ) cung cấp cho người dùng cùng tiện ích nhưng giá cả rẻ hơn 20%.
Có một bài báo rất thú vị được đăng trên Business Insider vào tháng 10 năm 2014 so sánh về chi phí của Uber với Taxi truyền thống trên hầu rất các thành phố của nước Mỹ, xếp hạng chúng theo sự chênh lệch giá. Tôi lấy ví dụ về thành phố Columbus, thành phố có xếp hạng trung bình nhất trong bảng so sánh và trung bình giá taxi là 15.42$ (bao gồm 20% tiền TIP), cao hơn 50% so mới mức 10.20$ của Uber. Đây là một trường hợp cụ thể.
Laurel & Wolf  là một công ty thiết kế nội thất có thể tiếp cận mọi hộ gia đình với mwucs giá chỉ từ 500$ cho một phòng. Trong khi việc thiết kế lại nội thất gia đình tôi nhớ phải trả trong khoảng từ 3000$ đến 5000$ cho các công ty thiết kế nội thất thậm chí chưa bao gồm ác chi phí về đồ nội thất trong thực tế. Trên tinh thần theo sở thích của tôi (In the spirit of eating my own cooking), hay ngay cả sử dụng dịch vụ cho một công ty trong danh mục đầu tư riêng, tôi cũng phải mất khoảng 1000$ cho toàn bộ ngôi nhà và có một thiết kế hấp dẫn từ Laurel & Wolf.
Quy luật thứ 2: Giúp nhà cung cấp dịch vụ kiếm hơn 20% so với mức bình thường
Tôi nhớ đã có một cuộc tranh cãi lớn khi User đã đăng tin rằng lương trung bình của tài xế UberX làm việc toàn thời gian là 90,766$ trên năm ở NewYork và 74,191$ ở San Francisco. Trong khi đó, một số người cho điều này là phóng đại và con số hợp lý là 50,000$ đến 55,000$ trên năm. Con số này thật sự vẫn cao hơn 20% so với mức lương trung bình của người lái Taxi truyền thống vào khoảng 39,000$.
Một nhà thiết kế nội thất trung bình làm việc 40-45 giờ trên tuần và có thể kiếm được 47,600$ hàng năm (theo cụng thống kê lao động). Trong khi ở Laurel &Wolf, một người thiết kế giỏi có thể dễ dàng kiếm được hơn con số đó hoặc họ kiếm thêm ngoài thời gian làm toàn thời gian bằng việc làm thêm tại Laurel & Wolf. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn làm việc ít thời gian hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.
Quy luật thứ 3: Bạn nên kiếm được 20% lợi nhuận sau khi thỏa mãn người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ
Trong khi hiện tại Uber thay đổi mức chiết khấu - tăng lên 30% với những tài xế đăng ký mới - và họ nhận phản đối từ rất nhiều tài xế, nhưng vẫn nhiều và rất nhiều tài xế và người dùng mới đăng ký sử dụng dịch vụ của họ hằng này. Có nhiều kết quả bạn có thể hình dung từ câu chuyện này, nhưng có một điều rõ ràng rằng Uber có thể điểu khiển (kiểm soát) để thu về 20% lợi  nhận và vẫn giữ được khách hàng và làm cho các nhà cung cấp dịch vụ hài lòng.
Laurel&Wolf một lần nữa lại cũng cùng kiểu này, họ có thể tính toán tỉ suất lợi nhuận gộp 20%, nhưng vẫn cung cấp được cho người dùng quyền truy cập vào các chuyên gia thiết kế với mức giá trung bình. Trong khi đó, các chuyên gia có quyền tự do làm việc ít giờ hơn bất cứ khi nào họ muốn và kiếm số tiền tương tự.

Nguồn: Medium