Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Khởi nghiệp - câu chuyện đào tạo nhân sự kế cận

"Mình dốc sức đào tạo em nó, chỉ cho biết hết rồi em nó nghỉ đi làm công ty khác, lương gấp đôi những bạn cùng trang lứa"
Điều chia sẻ trên mình nghe không ít từ những người khởi nghiệp khi trò chuyện về câu chuyện nhân sự công ty. Một câu chuyện muôn thuở về tuyển dụng và quản lý nhân sự của công ty khởi nghiệp.

Dẫn một câu chuyện dễ hiểu là thế này. Sau khi khởi nghiệp được một thời gian, để đảm bảo đội ngũ kế cận tiếp tục phát triển sản phẩm, một công ty về công nghệ thường phân vân giữa một trong hai giải pháp: Tuyển người có trình độ cao và tuyển thực tập sinh vào đào tạo để trở thành lớp kế cận. 
Tuyển người có trình độ cao và có kinh nghiệm nhiều thường khó tìm và vướng hai bài toán quan trọng là lương bổng và quản lý. Vì vậy, rất nhiều công ty khởi nghiệp chọn giải pháp là tuyển người mới ra trường hay đang thực tập,đào tạo và trở thành nhân sự công ty. 


Tuy nhiên, với phương án thứ 2, họ cũng gặp một vấn đề như đã nêu ở tâm sự trên. Vậy đâu là cách giải quyết?

Nhân sự mới và công ty là hai thực thể cùng phát triển và đang đồng điệu
Trước hết, bạn là một trong những Founders công ty, là những người sở hữu công ty; bạn luôn nghĩ công ty là đứa con tinh thần, là ngôi nhà, là chỗ để bạn toàn tâm, toàn ý. 
Công ty không hẳng đã sinh lời, đơn giản nó là lý tưởng của bạn, bạn thương nó hơn là việc nó kiếm ra nhiều tiền. 
Tuy nhiên, sai lầm thường mắc phải là bạn muốn nhân sự mới của bạn cũng như bạn đối với công ty. Thật sự điều đó vô cùng khó. Ngay cả việc bạn có chính sách chia cổ phần cho họ, điều đó cũng không đồng nghĩa với việc giống như bạn, họ chưa chắc là có lý tưởng như bạn.
Vì vậy, việc đầu tiên phải nhìn nhận thực sự rằng nhân sự mới và "đứa con của bạn" là hai thực thể độc lập và cùng phát triển và của hai cùng "ngang tầm" của nhau. Bất kết một trong hai có sự phát triển nhanh hơn, đều rất dễ dẫn tới sự "chia tay"
Bạn có nghĩ rằng khi công ty đang phát triển quá nhanh, nhưng trình độ của nhân viên ấy không đủ đáp ứng, bạn có tuyển thêm, sa thải hay vẫn giữ vị trí cho nhân viên đó như bây giờ?
Và tất nhiên, khi nhân viên ấy cố gắng, phát triển nhanh; công ty của bạn ở không còn chỗ để bạn ấy phát triển, như chiếc áo ngày một chật hơn; tất nhiên bạn ấy cũng ra đi là lẽ thường tình.
Chốt lại vấn đề, hãy suy nghĩ về giữ cho sự đồng điệu ấy càng lâu càng tốt. 

Sự hợp tác là cùng có lợi và thỏa mãn nhu cầu cho nhau
Suy nghĩ về cùng phát triển và đồng điệu, bạn hiểu rõ và cân bằng điều đó khi tuyển một người nhân viên mới về công ty. Hai khía cạnh quan trọng trong nhu cầu ấy, tất nhiên là thu nhập và phát triển trình độ.
Trong chia sẻ này, tôi không phân tích sâu về chọn người có kỹ thuật cao, giỏi hay không. Tôi giả sử rằng bạn đã nhắm được một số người hợp lý để vào vị trí đang cần của công ty. Bắt đầu từ đây, bạn hãy suy nghĩ tập trung vào hai vấn đề thu nhập và phát triển trình độ.
Về vấn đề thu nhập, bạn hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của người bạn định tuyển, hoàn cảnh và nhu cầu tài chính cá nhân; tìm được một người tập trung vào vấn đề phát triển và học hỏi; nhu cầu tài chính dừng ở mức đủ. Đây là bước sàn lọc thứ nhất, đảm bảo ít nhất là nhân sự bạn ổn định cao nhất có thể trong giai đoạn tập trung cao độ và khả năng dự phòng rất thấp. Những người này, cũng thường không lấy sự so sánh về lương bổng ra để so sánh các công ty, đảm bảo ổn định cho bạn trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó để công ty bạn phát triển và có chính sách phù hợp nâng cấp cho người đó. 

Về vấn đề phát triển trình độ, có lẽ là một trong những vấn đề bạn phải lưu tâm nhiều nhất. Và nó cũng là bước đầu giữ nhân viên của bạn và là động lực để họ dốc sức vào công ty. Với kinh nghiệm của tôi, lưu ý một điều, bạn là một công ty khởi nghiệp, bạn có mục tiêu và bạn tìm kiếm nhận sự để thực hiện hóa mục tiêu ấy. Vì vậy, bước đầu tiên, cho cho người ấy một lộ trình cơ bản và việc cụ thể cần tập trung để họ phát triển. Trainning những điều cần thiết và mô tả, hỗ trợ để bạn đó nhanh chóng bắt nhịp vào guồng máy đang có. 
Hãy nhớ, luôn có điều gì đó để nhân sự ấy học tập và trải nghiệm. Trải nghiệm thật sự!

Của cho không bằng cách cho

Một sai lầm thường mắc phải của các công ty khởi nghiệp là ở chỗ trainning nhân sự mới. Đúng bản chất một startup, rất nóng lòng đẩy người mới vào việc, và họ toàn lực trainning cho nhân sự mới. Nhưng sau đó có cái kết đắng! Nghỉ việc!
Tại sao lại như vậy? Rõ ràng, công ty bạn không đồng điệu với nhân sự ấy nữa rồi? Họ đã hay ít nhất nghĩ rằng họ đã ở một tầm cao mới, vào công ty không còn chỗ để họ ở và học hỏi.
Do đó, bạn luôn phải tâm niệm rằng "của cho, không bằng cách cho". Đừng nghĩ rằng họ sẽ mang ơn bạn mà phục vụ cho công ty bạn, thật sự thì phép màu ấy chỉ trong một khoản thời gian rất ngắn.
Hãy lưu ý rằng, còn một thứ bạn còn cho họ nữa, Trải nghiệm! Hãy phân bố và có lộ trình cụ thể, hướng tới việc nhân sự dần dần trải nghiệm qua và thấu hiểu được những kinh nghiệm bạn chia sẻ, hướng dẫn từ đâu mà có. Họ sẽ hiểu giá trị thật sự của điều đó. Đó cũng chính là cách để họ hiểu thật sự công việc của họ đang làm. Điều đó tốt cho cả bạn, thời gian của bạn cũng chính là chi phí!

Tỉnh táo chọn người, minh bạch và rõ ràng - thà không có còn hơn thêm một gánh nặng
Một điều tâm đắc nữa, cho tới bây giờ bạn vẫn sống mà, phát triển có thể chậm lại chứ tuyển sai một người, thì phá hết cả công ty. Vì một nhân sự của công ty khởi nghiệp đóng một vị trí vô cùng quan trọng.  Do đó, thà không có, còn hơn là gánh nặng của bạn và công ty.
                                                                               
                                                                                               HCM, 24/7/2018
                                                                       Ngô Cự Mạnh - Sáng lập vào điều hành Giao Thoa Tech
*Bài viết mang quan điểm cái nhân

Related Post

Khởi nghiệp - câu chuyện đào tạo nhân sự kế cận
4/ 5
Oleh